Trong cuộc sống thường nhật, mọi người vẫn thường đối mặt với các câu hỏi về đau bụng không rõ nguyên nhân và thắc mắc có nên đi khám, điều trị khi bị đau bụng hay không? Theo các chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh: cảnh giác với đau bụng bất thường không rõ nguyên nhân là cách tốt nhất để tất cả mọi người bảo vệ mình trước nguy cơ bệnh tật.
Thưa các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh! Tôi năm nay 32 tuổi. Cách đây 2 hôm tôi bị đau bụng dữ dội trong vòng 1 giờ liền mà không rõ nguyên nhân vì sao? Tôi rất lo lắng về mức độ nguy hiểm của đau bụng không rõ nguyên nhân. Mong các chuyên gia tư vấn cho tôi. Tôi xin cảm ơn! (Thu Hà – Thanh Xuân – Hà Nội).
Chị Thu Hà thân mến! Rất cảm ơn vì chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây chúng tôi xin được tư vấn cho chị vấn đề liên quan đến câu hỏi của chị như sau.
Cảnh giác với đau bụng không rõ nguyên nhân
Thông thường, đau bụng sẽ được chia làm ba nguyên nhân chủ yếu là: đau bụng do viêm như: viêm dạ dày, viêm ruột thừa. Đau bụng do căng hoặc giãn một cơ quan trong vùng bụng như: soắn ruột, lồng ruột, gan sưng… Và đau bụng do thiếu máu như: nhồi máu mạc treo ruột, viêm đại tràng thiếu máu. Nếu đau bụng không nằm trong ba nhóm nguyên nhân trên, thì được gọi là đau bụng không rõ nguyên nhân.
Sau đây các chuyên gia sẽ chỉ ra cho bạn các loại đau bụng không rõ nguyên nhân như sau:
Hội chứng kích thích ruột: đây là bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh lên tới 15 - 20%. Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2 - 3 lần nam giới và thường gặp ở người trẻ tuổi. Theo các chuyên gia, đây là bệnh rối loạn chức năng ruột nhưng không gây viêm loét và có những biểu hiện như: đau bụng, trướng bụng, đầy hơi, rối loạn tinh thần... hội chứng này không gây nguy hiểm đến tính mạng, song có tác động rất xấu đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Rối loạn tiêu hóa: đây là chứng bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều mắc phải. Là hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt không bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa gây đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Bệnh không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt của bệnh nhân.
Đau bụng do giun, sán: biểu hiện của chứng đau bụng giun là thường xuyên có cảm giác đau bụng quanh rốn, đau tăng dần khi đói, phân thấy có máu và hơi nhớp. Bệnh nhân còn có cảm giác buồn nôn vào sáng sớm và rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Đau bụng do giun sán ký sinh khiến cho sức khỏe, tinh thần, thể chất, trí tuệ của các bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đối với phụ nữ mang thai, đau bụng do giun sán có thể dẫn tới sinh non, trẻ bị thiếu cân, thậm chí gây tử vong cho mẹ và trẻ
Giun chui ống mật: biểu hiện của bệnh là hiện tượng đau bụng dữ dội ở thượng vị và dưới sườn bên phải, hai bên sườn lưng và mũi ức rất đau. Các bệnh nhân bị giun chui ống mật phải được tiến hành phẫu thuật đường mật và giải phóng tắc nghẽn.
Ngộ độc thực phẩm: là một bệnh được lây truyền qua thực phẩm do thực phẩm bị ô nhiễm bởi các tác nhân như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc các loại độc tố sinh hóa học. Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm: là đau bụng dữ dội, kèm theo buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, mệt mỏi, cơ thể mất nước, sốt cao và đau dạ dày... Biến chứng nghiêm trọng của ngộ độc thực phẩm là tổn thất nghiêm trọng của nước và muối khoáng trong cơ thể, nếu nặng có thể gây tử vong, nhất là với trẻ em và người già. Đối với phụ nữ có thai, ngộ độc thực phẩm có thể dẫn tới sẩy thai, thai sinh non hoặc lưu thai. Chủng vi khuẩn E.coli gây ngộ độc thực phẩm còn gây ra hội chứng tan huyết urê. Hội chứng này tác động xấu đến niêm mạc của các mạch máu nhỏ trong thận và dẫn tới suy thận.
Không dung nạp đường lactose: là một chứng bệnh rất phổ biến trên thế giới do cơ thể không sản xuất đủ lactase để tiêu hóa lactose - một loại đường có trong các loại sữa. Hàm lượng lactose bị tích tụ ở ruột và được các vi khuẩn ở ruột kết biến thành lactic acid và cacbon đioxyt. Biểu hiện của chứng này là người bệnh có cảm giác đau bụng, buồn nôn, phình bụng kèm theo tiêu chảy. Hội chứng này thường xuyên xảy ra ở trẻ con nhiều hơn người lớn và có thể gây ra tình trạng mất nước, thậm chí là tử vong.
Thoát vị thành bụng: triệu chứng của thoát vị bao gồm đau tức bụng và xuất hiện các khối u trên thành bụng hoặc vùng bẹn. Bệnh thoát vị thành bụng gây biến chứng nguy hiểm như treo mạc ruột, hoại tử ruột. Là nguyên nhân gây tử vong rất cao cho nhiều bệnh nhân.
Nhiễm ký sinh trùng (giardia): là bệnh nhiễm ký sinh đơn bào đường ruột trên do trùng roi Giardia lamblia gây ra. Nguyên nhân khởi phát của bệnh là do tình trạng vệ sinh kém. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia ở trẻ em khoảng 15% và ở người lớn là 1- 10%. Biểu hiện của bệnh bao gồm chán ăn, buồn nôn, đau thượng vị, đầy hơi, sốt nhẹ, tiêu chảy kéo dài, phân lỏng kèm theo máu và chất nhầy. Bệnh kéo dài có thể gây suy giảm hấp thu trong cơ thể của người bệnh dẫn tới suy giảm sức khỏe.
Đau bụng kinh: chỉ xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì đến mãn kinh. Biểu hiện của đau bụng kinh gồm có: đau bụng dưới, đau thắt lưng, có cảm giác đầy hơi… đau bụng kinh thường kéo dài và có thể là biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa hoặc vô sinh ở nữ giới.
Chị Thu Hà thân mến! Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh và mức độ nguy hiểm của đau bụng không rõ nguyên nhân. Theo đó các chuyên gia khẳng định: đau bụng không rõ nguyên nhân là một trong những triệu chứng rất nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của các bệnh nhân. Chính vì vậy, cảnh giác với đau bụng không rõ nguyên nhân là cách để chăm sóc và bảo vệ bản thân trước bệnh tật. Nếu bạn còn thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại: 0386-977-199. Để được tư vấn và chăm sóc bởi các chuyên gia.