Tại sao bà bầu lại bị tiền sản giật? Tiền sản giật ở bà bầu có nguy hiểm không? Rất nhiều câu hỏi liên quan đến hội chứng tiền sản giật ở bà bầu được nhiều chị em phụ nữ đặt ra.
Hỏi: “Chào bác sĩ, em là Linh Anh, 27 tuổi. Em đang mang thai ở tuần thứ 20 của thai kỳ. Dạo gần đây em hay bị tăng huyết áp, có khi lên tới 180, nhiều lúc còn thấy ngộp thở. Em có đi khám và được các bác sĩ kết luận là mình mắc hội chứng tiền sản giật? Thật sự bản thân em chưa nghe về hội chứng này bao giờ nên rất hoang mang, lo lắng. Các bác sĩ có thể cho em biết tiền sản giật là gì? Tại sao bà bầu lại bị tiền sản giật không? Cách điều trị tiền sản giật như thế nào ạ? Mong các bác sĩ trả lời giúp em, em cảm ơn!” (Linh Anh, 27 tuổi, Hà Nội).
Trả lời: Chào Linh Anh,cảm ơn vì đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trước tiên, chúng tôi khuyên bạn không nên quá lo lắng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của em bé trong bụng. Tiền sản giật vốn là một hội chứng thường gặp ở bà bầu. Để hiểu rõ hơn về hội chứng này, bạn có thể tham khảo qua thông tin phía dưới đây.
Tiền sản giật ở bà bầu là gì?
Tiền sản giật ở bà bầu là tình trạng nhiễm độc thai nghén, thường xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ. Có khoảng 5% phụ nữ mang thai mắc phải hội chứng này. Ở mỗi bà bầu, biểu hiện và mức độ của hội chứng này không giống nhau. Nếu không được điều trị kịp thời, tiền sản giật sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như nguy cơ lưu thai, sinh non, trẻ bị suy dinh dưỡng...Thông thường, phụ nữ chỉ bị tiền sản giật ở lần mang thai đầu tiên, hiếm khi gặp ở những lần mang thai tiếp theo.
Tại sao bà bầu lại bị tiền sản giật?
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng tiền giật ở bà bầu. Cụ thể:
Sự phát triển bất thường của bánh rau
Khi mang thai, các mạch máu sẽ cung cấp máu cho bánh rau để bánh rau phát triển, nuôi thai nhi. Nếu các mạch máu bị chít hẹp thì bánh rau sẽ luôn trong tình trạng thiếu máu nuôi thai nhi. Điều này có thể gây ra hội chứng tiền sản giật ở bà bầu do rau có khả năng bị bong non. Nguyên nhân có thể do bà bầu mang song thai hoặc mắc tiền sử về bệnh thận, bệnh lupus…
Tiền sản giật ở bà bầu có thể do di truyền
Tại sao bà bầu bị tiền sản giật? Có thể do trong gia đình có người từng có tiền sử bị tiền sản giật. Tỷ lệ mắc bệnh tiền sản giật ở những người này thường cao hơn từ 3 – 5 lần so với những người gia đình không có tiền sử tiền sản giật. Vì vậy, việc quan tâm đến sức khỏe, tiền sử bệnh của người thân là cách tốt nhất để phòng tránh các rủi ro mà bệnh có thể gây ra.
Chế độ ăn của bà bầu không hợp lý
Trong thời kỳ mang thai, nếu chế độ ăn uống không hợp lý có thể gây ra hội chứng tiền sản giật ở bà bầu. Cơ thể nếu không được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết nuôi cơ thể và thai nhi như: canxi, omega 3, vitamin D, đạm và các yếu tố vi lượng cần thiết sẽ gây ra hội chứng tiền sản giật.
Thay đổi nội tiết khi mang thai gây tiền sản giật ở bà bầu
Khi mang thai, cơ thể bà bầu thường có sự thay đổi về nội tiết tố. Nguyên nhân có thể do bánh rau phát triển làm rối loạn nội tiết, hoạt động chuyển hóa hormone của tuyến thận, tuyến giáp, tuyến yên và buồng trứng. Vì vậy, ngay cả khi sức khỏe bà bầu ổn định thì khả năng bị tiền sản giật vẫn rất lớn.
Mang thai ở độ tuổi cao là nguyên nhân mắc tiền sản giật ở bà bầu
Tại sao bà bầu lại bị tiền sản giật? Lí do là khi mang thai, huyết áp của chị em sẽ tăng cao hơn bình thường. Đặc biệt là ở những bà bầu trên 40 tuổi thì khả năng mắc huyết áp cao, bệnh đái tháo đường thường cao hơn.
Chính những thay đổi của cơ thể khi mang thai là nguyên nhân tại sao bà bầu lại bị tiền sản giật. Chị em phụ nữ cần chú ý đến các thay đổi bất thường của cơ thể để kịp thời phát hiện và điều trị hội chứng nhanh chóng và kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Triệu chứng tiền sản giật ở bà bầu
Tiền sản giật ở bà bầu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Không chỉ làm tăng nguy cơ lưu thai, sinh non, trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng mà còn gây ra tình trạng co giật, hôn mê, mất ý thức, đe dọa đến tính mạng bà bầu và thai nhi. Thậm chí, ngay cả sau thai kỳ, người bệnh còn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, các bệnh về thận.
Nếu thấy các triệu chứng bất thường dưới đây, bà bầu nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và có phương án điều trị kịp thời:
- Phù nề chân, tay: Nếu bị phù nề chân tay kèm theo các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt thì khả năng đây là biểu hiện ban đầu của hội chứng tiền sản giật ở bà bầu, cần đi khám nhanh chóng.
- Đau đầu kéo dài: Đau đầu kéo dài, thị lực kém.
- Tăng cân mất kiểm soát: Nếu bà bầu tăng cân mất kiểm soát, khoảng 1 – 2kg/tuần thì cần chú ý vì rất dễ là hiện tượng của hội chứng tiền sản giật ở bà bầu.
- Đau bụng, buồn nôn: Tiền sản giật ở bà bầu có thể chỉ là các triệu chứng thông thường như đau đầu, buồn nôn kèm theo mỏi nhức lưng, vai. Vì vậy, bà bầu cần lưu ý và hỏi ý kiến bác sĩ thường xuyên.
- Đau lưng, đau vai, mắt lờ đờ: Hiện tượng này thường do tuần hoàn máu kém. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tiền sản giật ở bà bầu.
Điều trị tiền sản giật ở bà bầu như thế nào?
Các chuyên gia tại phunutoday khuyên bạn, ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc tiền sản giật, chị em phụ nữ nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý điều trị tại nhà sẽ khiến bệnh chuyển biến xấu, đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé.
Khi đến các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ tiến hành làm một số các xét nghiệm cần thiết xác định bệnh như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, đo monitoring sản khoa…và một số siêu âm khác đề xác định tình trạng bệnh.
Nếu bà bầu bị tiền sản giật ở mức độ nhẹ, các bác sĩ có thể cho bệnh nhân tự theo dõi và điều trị tại nhà. Bệnh nhân nên kiểm tra huyết áp 2 lần/ngày, theo dõi cân nặng, tình trạng sức khỏe, có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Với trường hợp này, có thể không cần phải tiến hành kích thích chuyển dạ mà có thể sinh thường theo đúng thai kỳ.
Nếu tiền sản giật ở bà bầu đã ở tình trạng nặng, đe dọa đến sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi thì nhiều khả năng phải tiến hành kích thích chuyển dạ, mổ đưa thai nhi ra ngoài. Tuy nhiên, nếu thai nhi đã phát triển ở tuần 35 trở đi thì tử cung bà bầu đã mềm và hoàn toàn có thể sinh thường được. Trường hợp này sẽ được các bác sĩ theo dõi nghiêm ngặt trong suốt quá trình mang thai và chuyển dạ.
Cách phòng tránh tiền sản giật ở bà bầu?
Bất kể bà bầu nào cũng có khả năng mắc hội chứng tiền sản giật. Đây thực sự là nỗi lo lắng của nhiều chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Phòng tránh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Theo các chuyên gia, chị em nên thực hiện những việc làm sau để hạn chế khả năng mắc tiền sản giật ở bà bầu:
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, không ăn các đồ quá mặn. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D, canxi, omega, các chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
- Tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu nhằm tăng cường sức đề kháng, tránh béo phì.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, căng thẳng thái quá.
- Thường xuyên khám sức khỏe thai kỳ.
- Ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, bà bầu nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh kịp thời.
Trên đây là các chia sẻ về thắc mắc tại sao bà bầu lại bị tiền sản giật? Hy vọng qua đây, bà bầu sẽ có những kiến thức hữu ích trong việc phòng ngừa và điều trị hội chứng này được an toàn và hiệu quả.